Hiện tượng cá tự nhiên tại tầng đáy chết cần được giải thích một cách thấu đáo hơn. Cũng theo ông, không loại trừ khả năng cá chết tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa là do nước thải công nghiệp. Vì vậy, để xác định đúng nguyên nhân cá chết, cần phải điều tra hiện trường và có những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Chính các kết quả điều tra, đánh giá này sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý chất thải nguồn lục địa, phòng tránh những sự cố môi trường biển tương tự trong tương lai.
Theo GS.TS Trần Nghi, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nếu chỉ dựa vào mẫu nước có tảo đỏ mà kết luận nguyên nhân cá chết do tảo đỏ là vội vàng, nhất là khi chưa có kết quả phân tích mẫu cá.
Khi xảy ra sự cố cá chết hàng loạt cần nghĩ ngay đến chất lượng môi trường nước. Phải rà soát xem khu vực ấy có những nhà máy, xí nghiệp nào hoạt động. Dòng chảy ven bờ khu vực Bắc trung bộ theo hướng Bắc - Nam.
Vì vậy cần xác định xem cá chết ở khu vực phía Bắc nhà máy hay phía Nam. Nếu cá chết ở cửa nhà máy hoặc phía Nam nhà máy thì cần xem xét kỹ nguồn thải bao nhiêu, thành phần chất thải như nào. “Cần phải có nhiều phân tích, đánh giá mới có thể kết luận được sự cố”, GS Nghi nói.
Theo ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT, trước sự cố cá chết ở huyện Nghi Sơn, Thanh Hóa, Tổng cục Môi trường đã cử đoàn công tác vào Thanh Hóa ghi nhận tình hình. Đoàn công tác bao gồm các cán bộ của Trung tâm Quan trắc Môi trường thuộc Tổng cục Môi trường, sẽ tiến hành lấy mẫu khu vực cá chết để xem xét, đánh giá vấn đề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét