Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Hành trình sai phạm của Giám đốc bệnh viện Hoà Bình

Liên tiếp sai phạm

Khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Hòa Bình, ông Trương Quý Dương bị cán bộ nhân viên tố cáo về việc chi tiêu phung phí bằng tiền công quỹ và có một số hành vi sai trái khác.

Năm 2001, cơ quan thanh tra vào cuộc, kết luận: Ông Trương Quý Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc phải bồi thường công quỹ hơn 48 triệu đồng. Ông Dương bị kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật.

Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, ông Dương được điều chuyển lên làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE & KHHGĐ) tỉnh Hoà Bình. Được một thời gian ngắn, ông Dương lại bị cán bộ, nhân viên Trung tâm này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Cuối năm 2004, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra, xác minh theo đơn thư tố cáo, làm rõ một số sai phạm liên quan đến ông Trương Quý Dương. Cụ thể, năm 2002, Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ bị thâm hụt trên 172 triệu đồng công quỹ do chi dùng sai mục đích, thu vén cá nhân.

Liên quan việc này, bà Nguyễn Thị Toàn - thủ quỹ Trung tâm đã phải nộp trả công quỹ 30 triệu đồng, ông Trần Văn Thắng - cán bộ Trung tâm nộp lại 30 triệu đồng, bà Quách Thị Phúc - kế toán chịu trách nhiệm nộp 40 triệu đồng. Riêng ông Dương bị kết luận “lỡ tay” ký, chi ứng sai nguyên tắc trên 113 triệu đồng.

Sự việc ở Trung tâm chưa được giải quyết xong, ông Dương lại có quyết định cất nhắc lên làm Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình.

Mua thiết bị y tế không rõ nguồn gốc
Hành trình sai phạm của Giám đốc bệnh viện Hoà Bình - ảnh 1Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, nơi xảy vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận.

Theo cơ quan chức năng, ở cương vị Giám đốc bệnh viện đa khoa Hòa Bình, ông Dương tiếp tục tiếp khách, quản lý chi tiêu lãng phí tương tự ở Trung tâm BVSKBMTE&KHHGĐ.

Ông Giám đốc còn bị kết luận không thực hiện công khai tài chính hằng quý, không công khai trong đấu thầu, tự chỉ định thầu mua sắm vật tư trang thiết bị y tế, khiến việc mua bán vật tư, hóa chất tiêu hao quá mức một cách khó hiểu, máy móc chỉ định thầu mua về kém chất lượng. Chẳng hạn, một chiếc máy điện giải đồ trị giá 149 triệu đồng không có tem nhãn, không lý lịch gốc, mới mua về đã hỏng.

Trong công tác tổ chức - nhân sự, ông Trương Quý Dương bị kết luận không lập hội đồng tuyển dụng, tự ý tuyển thêm 15 cán bộ biên chế và ký hợp đồng lao động với 78 trường hợp.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong số những người được ông Giám đốc nhận về, có hộ lý làm công việc hằng ngày ở mức độ bình thường lại được xếp lương cao hơn đồng nghiệp; có người thường xuyên vi phạm kỷ luật mà không bị xử lý; có cô hộ lý không có quyết định của bệnh viện, 2 năm tự bỏ nhiệm sở để đi học tại trường Trung học Y tế tỉnh Hoà Bình nhưng vẫn lĩnh lương từ bệnh viện.

UBKT TW đã kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong đảng đối với Ban Thường vụ và UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình trong thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Luyện, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hòa Bình và xem xét, xử lý những vi phạm của đồng chí Trương Quý Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Kết luận trường hợp đồng chí Dương có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. UBKT TW rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.

Trích Thông báo ngày 5/7/2010 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nội dung kỳ họp thứ 32 của Ủy ban. Xem thêm tại đây.

MINH ĐỨC

Ôtô tông chết nhân viên phà Thuận Giang rồi lao xuống sông

Trao đổi với PV sáng 1/6, lãnh đạo Công an xã Kiến An, huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết gần 8h cùng ngày, tại bến phà Thuận Giang xảy ra tai nạn giao thông khiến anh Trần Minh Phương (32 tuổi, ngụ huyện Phú Tân) thiệt mạng. Một hành khách đi trên phà bị thương do va quẹt với xe 7 chỗ nhưng sức khỏe đã hồi phục.

Theo thông tin ban đầu, tai nạn xảy ra khi một chiếc phà chở khách vượt sông Vàm Nao từ huyện Phú Tân sang Chợ Mới. Khi phà cập bến phía xã Kiến An, nhân viên mở chắn phía trước cho khách lên bờ thì chiếc ôtô 7 chỗ từ dưới phà phóng về phía trước.

"Ôtô biển số An Giang tông vào anh Phương (nhân viên trên phà) khiến nạn nhân thiệt mạng. Xe 7 chỗ sau đó va quẹt với một người khác rồi lao xuống sông nhưng tài xế Châu Hồng Ân (56 tuổi, ngụ thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân) và người vợ đi cùng kịp mở cửa ra ngoài, được người dân cứu vớt", một công an viên nói với PV.

Hiện, vợ chồng ông Ân làm việc với cán bộ điều tra Công an huyện Chợ Mới tại Công an xã Kiến An. Tại hiện trường, nhiều ghe cào và thợ lặn đang tổ chức trục vớt ôtô của ông Ân.

Theo Zing

Điện lực Hà Nội nói gì về thông tin tăng giá dịp hè?

Ghi nhận tại Cty Điện lực Hoàng Mai, đặc thù là quận mới thành lập, tốc độ đô thị hoá cao, hàng loạt toà nhà cao tầng đang gây sức ép vô cùng lớn lên hệ thống truyền tải điện. Theo báo cáo của Cty Điện lực Hoàng Mai, dự báo sản lượng điện bình quân sử dụng mùa hè năm nay tăng khoảng 70%, có thời điểm sản lượng điện sẽ tăng gấp đôi, so với năm 2016.

Thống kê về sản lượng điện của EVN HANOI cũng cho thấy, chỉ tính riêng trong một tuần đầu tháng 5/2017, sản lượng tiêu thụ điện đều tăng cao, bằng từ 110% đến 128% so với ngày tương ứng của tháng trước. Trước đó, trong tháng 4/2017, dù thời tiết mát mẻ, nhưng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn Hà Nội vẫn tăng so với năm 2016 từ 7 đến 12%/ngày.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Hoàng Mai cho biết, đặc thù của quận là mới thành lập, quỹ đất rộng nên hấp dẫn nhiều nhà đầu tư bất động sản. Do vậy, mỗi năm ở quận Hoàng Mai có hàng chục nhà cao tầng được đưa vào sử dụng. Dân số tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng điện cũng tăng mạnh. Bình quân tăng trưởng sản lượng điện cho sinh hoạt ở Hoàng Mai là 10,7%/năm.

Ông Phạm Tuấn Anh cho biết, thời gian qua Cty đã chủ động rà soát tình hình cung ứng và lập các giải pháp cấp điện, đặc biệt chú trọng công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn. Dự báo tình hình tăng trưởng phụ tải khoảng trên 10% nên từ cuối năm 2016, công ty đã xây dựng thêm 6 lộ cáp 22KV, đưa vào vận hành 28 trạm biến áp và trong 4 tháng đầu năm 2017, công ty đã xây dựng mới được 17 trạm biến áp. Đồng thời, đơn vị đã đại tu, cải tạo xong hệ thống lưới điện hạ thế của 16 trạm biến áp và tiếp tục cải tạo thêm lưới điện hạ thế của 8 trạm biến áp trong thời gian tới để bảo đảm cấp điện mùa hè cho nhân dân trên địa bàn quận. Cùng với Hoàng Mai, điện lực tại nhiều quận, huyện khác cũng đã, đang triển khai vấn đề này.

Dự báo được nhu cầu sử dụng điện tăng, EVN HANOI đã xây dựng "kịch bản" nhằm bảo đảm cung cấp điện mùa hè cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8/2017. Đại diện EVN HANOI cho biết thêm, với tiến độ của các dự án đang gấp rút triển khai như hiện nay, EVN HANOI khẳng định sẽ bảo đảm đủ điện cho mùa cao điểm nắng nóng và sẽ không diễn ra tình trạng cắt điện luân phiên.

Về vấn đề sức ép sản lượng có làm tăng giá điện trong thời gian tới hay không, vị này cho rằng: Việc này phụ thuộc vào Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam… nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin về việc điều chỉnh giá điện trong mùa hè này.

Đại diện EVN HANOI khuyến cáo, mặc dù không cắt điện, nhưng khách hàng cũng cần lưu ý sử dụng để sử dụng điện có hiệu quả, tránh lãng phí và tiết kiệm được tiền điện.

Ngoài ra, sử dụng điện hợp lý còn tránh được nguy việc nhảy áp-tô-mát do quá tải. Theo lời khuyên của điện lực: Tiền điện tăng chủ yếu trong mùa nắng nóng là do sử dụng thiết bị làm mát nhiều như máy lạnh, tủ lạnh, quạt… do đó người sử dụng cần phải làm vệ sinh thiết bị này để tăng hiệu quả sử dụng điện. Đồng thời, có thể thay các thiết bị làm mát mà có hiệu suất sử dụng kém nên sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao.

Nếu là điều hoà, nên sử dụng loại có công nghệ inverter có thể giúp tiết kiệm được trên 30% điện năng tiêu thụ. Người dân cần lưu ý khi sử dụng điều hòa: Cứ giảm 1 độ C của điều hòa thì sản lượng điện tiêu thụ sẽ tăng ít nhất 7%. Vì vậy, ban ngày nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa từ 25 độ C trở lên và ban đêm từ 27 - 28 độ C.

Cần định kỳ bảo trì vệ sinh tấm lọc bụi của điều hòa ít nhất 3 tháng một lần, bảo dưỡng định kỳ điều hòa ít nhất 1 năm 1 lần. Điều hòa sử dụng công nghệ inverter có thể tiết kiệm từ 30 đến 35% điện năng tiêu thụ theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Rút phích cắm điện ra khỏi ổ điện khi không sử dụng thiết bị. Lắp đặt thiết bị điện khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (sáng từ 9 giờ 30 - 11 giờ 30; tối từ 17 - 20 giờ). Sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được dán nhãn ngôi sao năng lượng của Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc EVN HANOI cho biết, để chủ động đảm bảo điện cho người dân khi nắng nóng, đơn vị đã lập tổng đài chăm sóc khách hàng cam kết tiếp nhận thông tin báo mất điện của khách hàng để nhanh chóng giải quyết sự cố, không quá 2 giờ phải khôi phục cấp điện lại.

Hiểu Minh

Công an TP.HCM khen thưởng hai tài xế taxi dũng cảm bắt cướp

Sáng 1/6, được sự ủy quyền của Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Thượng tá Trịnh Hồng Sơn, Phó trưởng Phòng An ninh Kinh tế (PA81) Phòng Phong trào, đã trao quyết định khen thưởng và biểu dương hai lái xe Nguyễn Văn Hoàng và Lê Tấn Hùng vì đã có thành tích dũng cảm bắt cướp.

Lái xe thứ nhất được khen thưởng là anh Nguyễn Văn Hoàng – người đã dũng cảm lái xe đâm vào xe máy của tên cướp ngày 20/4 trên đường Hoàng Văn Thụ lấy lại được tài sản cho hai người phụ nữ.

Trước đó, khoảng 6 giờ 20/4, lái xe Nguyễn Văn Hoàng vừa rẽ từ đường Bùi Thị Xuân ra Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình, TP.HCM) phát hiện một thanh niên xe máy ngược chiều, một tay lái xe, một tay cầm túi xách chạy bạt mạng, phía sau là một vài người chạy theo.

Ông Hoàng lập tức đánh lái lên vỉa hè, tông vào xe máy tên cướp. Xe máy và túi xách mắc kẹt lại đầu xe, tên cướp hốt hoảng tháo chạy. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có người cho rằng lái xe Nguyễn Văn Hoàng vi phạm Pháp Luật nhưng lãnh đạo Mai Linh vẫn bảo vệ quan điểm đây là việc làm đúng đắn và đã khăn thưởng cho lái xe, bỏ chia phí sửa chữa xe cho anh Hoàng. Một số cá nhân khác cũng gửi tặng tiền và quà cho anh Hoàng.

Theo thông tin từ Công an quận Tân Bình, đối tượng cướp tài sản của hai người phụ nữ trong vụ cướp trên đã bị bắt.

Bên cạnh đó, anh Lê Tấn Hùng - nhân viên lái xe Mai Linh tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã có hành động dũng cảm bắt cướp.

Vào khoảng 3h sáng ngày 28/4, anh Hùng đón 1 khách nam từ Phạm Văn Hai đi đến Bình Trị Đông A. Trên đường đi, hành khách này bất ngờ rút dao ra đe dọa và khống chế. Hắn dí dao vào cổ và đòi lái xe đưa tiền.Anh Hùng buộc phải đưa cho tên cướp toàn bộ số tiền trong người (3.600.000 đồng). Nhân lúc hắn sơ hở, anh Hùng đã phản kháng lại bằng việc gạt tay cầm dao của tên cướp.

Trong lúc giằng co, tên cướp đã dùng dao đâm mạnh vào tay trái anh Hùng. Anh Hùng cố gắng chống cự và bật cửa chạy ra hô hoán thì được người dân và công an phường Bình Trị Đông A hỗ trợ truy bắt được tên cướp.

Sỹ lực

Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM

Sáng 1/6, có mặt tại bờ kè kênh Rạch Tôm, xã Nhơn Đức, phóng viên ghi nhận vết nứt dài khoảng 50m kéo dài trên mặt đường dọc bờ kênh Rạch Tôm.

Một số nhà dân sát bờ kênh đã bị nứt toác tường, phải di dời khẩn cấp đi nơi khác. Nhiều vết nứt nham nhở kéo dài từ mặt đường vào nhà dân, đoạn sát bờ kênh mặt đường bị tụt xuống khoảng 10cm có nguy cơ sụp xuống sông bất cứ lúc nào.

Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 1Phần mặt đường sát bờ sông bị sụp xuống
Chị Nguyễn Thị Diệu Hiền (có nhà bị ảnh hưởng) cho biết, vết nứt trên mặt đường trước nhà chị đã xuất hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, khoảng 3 ngày trước bất ngờ sụp xuống tạo thành vết nứt lớn và ngày càng lan rộng.

Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 2
Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 3Nhiều vết nứt nham nhở trên mặt đường
Tương tự, anh Đỗ Đức Lợi cho biết, sau cơn mưa lớn vào chiều 30.5, mặt đường bắt đầu nứt lớn và lan rộng, chạy dài khiến nhiều người dân rất lo lắng. Một số hộ dân đã được chính quyền địa phương di dời đi nơi khác. Số hộ còn lại vẫn ở trong tình trạng lo lắng đến tính mạng.

Theo báo cáo của Ban quản lý đường thủy nội địa (Sở GTVT TPHCM), mặt đường phía bờ sông bị lún xuống khoảng 3-5 cm so với mặt đường phía nhà dân do ảnh hưởng của sụt lún. Khu vực bị ảnh hưởng khoảng 500 - 600 m2, bao gồm 7 căn nhà xây tường gạch, mái lợp ngói hoặc tôn.

Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 4
Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 5Nhà dân bị nứt toác có nguy cơ sập bất cứ lúc nào
Sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp gần chục hộ dân TP.HCM - ảnh 6Gần chục hộ dân bị ảnh hưởng do vết nứt kéo dài

Ngô Bình

3 xe tải chở 45 tấn tóp mỡ đầy dòi đi tiêu thụ

Theo đó, Đội QLTT số 14 (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh) cùng lực lượng chức năng tỉnh này đã phát hiện và bắt giữ 3 xe ô tô đang vận chuyển 45 tấn tóp mỡ không rõ nguồn gốc tại cây xăng Hoành Mô, huyện Bình Liêu.

Tại thời điểm kiểm tra 3 xe ô tô: BKS 34C-0962, do Phan Văn Dũng (SN 1980, trú tại Gia Lộc, Hải Dương); 89C-07444, do Vũ Sỹ Khôi (SN 1967, trú tại Yên Mỹ, Hưng Yên) và xe 34C-06013, do Hoàng Tiến Quế (SN 1984, trú tại Gia Lộc, Hải Dương) các lái xe đã không xuất trình được các giấy tờ liên quan.

Số tóp mỡ này của chủ hàng tên là Hà Hữu Nam, trú tại khu 6, Hải Tân, Hải Dương. Tại cơ quan điều tra, chủ hàng khai đã thu mua số tóp mỡ này từ các tỉnh nội địa với giá 1.000đồng/kg và thuê 3 lái xe trên vận chuyển ra huyện Bình Liêu tiêu thụ.

Ngày 31/5, Đội QLTT số 14 phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh quyết định tiêu hủy, đồng thời phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng đối với chủ số hàng hóa này.

Hoàng Dương

Tài trợ 1,2 triệu USD xử lý “thần chết” sót lại sau chiến tranh

Sáng 1/6, tại thành phố Huế, UBND tỉnh TT-Huế cùng Tổ chức rà phá bom mìn Đan Mạch (DDG) Việt Nam tiến hành ký biên bản ghi nhớ về dự án “Giảm thiểu nguy cơ bom mìn còn sót lại tại TT-Huế”, do Đại sứ quán Nhật Bản, Quỹ A.P. Møller Support Foundation (Đan Mạch) đồng tài trợ.

Tài trợ 1,2 triệu USD xử lý “thần chết” sót lại sau chiến tranh - ảnh 1Xử lý quả bom “khủng” sót lại sau chiến tranh tại huyện miền núi A Lưới
Biên bản ghi nhớ lần này là sự thiết lập quan hệ về hợp tác xử lý các vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh, góp phần nâng cao an toàn cho con người và phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng bị ảnh hưởng, thông qua chương trình rà phá bom mìn nhân đạo (HMA). Dự án có nguồn tài trợ khoảng 1,2 triệu USD (tương đương 27 tỷ đồng), thực hiện trong 2 năm (từ 2017 đến 2019), thời gian chính thức thực hiện dự án sau khi được Văn phòng Chính phủ phê duyệt. Dự án triển khai tại địa bàn 10 xã thuộc huyện miền núi A Lưới và các khu vực ưu tiên khác theo đề xuất của UBND tỉnh TT-Huế.

Ngọc Văn